tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đảm bảo an toàn bệnh viện: Cảnh sát phản ứng nhanh thường trực 24/24 giờ

Chia sẻ: 

01/10/2022 - 09:12:00


Nhằm đảm bảo an toàn bệnh viện, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị cảnh sát phản ứng nhanh các tỉnh, thành luôn đảm bảo quân số, phương tiện, công cụ hỗ trợ và thường trực 24/24 giờ để ngăn chặn các vụ việc hành hung nhân viên y tế; làm mất trật tự, an ninh, an toàn tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.

 

 

Cần các chế tài mạnh để bảo vệ các y, bác sĩ. Ảnh: V.S.
Cần các chế tài mạnh để bảo vệ các y, bác sĩ. Ảnh: V.S.

Tính mạng nhân viên y tế bị đe dọa

Trong tháng 9 vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản 4245/BYT-KCB gửi Bộ Công an đề nghị tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện. PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, trong thời gian qua, tại các bệnh viện liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc người bệnh, người nhà người bệnh hành hung nhân viên y tế làm mất trật tự, an ninh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám, chữa bệnh, tinh thần, tính mạng của nhân viên y tế.

Những vụ việc điển hình xảy ra gần đây nhất như: Ngày 27/7/2022 tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM), bác sĩ P.H.T. bị người nhà bệnh nhi hành hung khi đang đợi gắp xương cá cho bé gái; ngày 30/7/2022, tại Khoa Ngoại chấn thương, BVĐK tỉnh Vĩnh Long, một bệnh nhân cầm dao rượt đuổi nhân viên y tế; ngày 6/8/2022, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM), tiếp tục có một bác sĩ bị tấn công từ một đối tượng có vật bằng sắt nhọn. Trước đó, vào tháng 3/2020, một bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Bình Giang (Hải Dương) bị nhóm côn đồ hành hung đến thương tích...

Theo thông tin của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, những vụ mất an ninh, trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh, đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ (70%) và điều dưỡng (15%). Và có tới 90% số vụ việc xảy ra tại khuôn viên bệnh viện, trung tâm y tế, trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh (chiếm 60%) và 30% số vụ việc xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích về bệnh lý cho người bệnh, người nhà người bệnh. Các vụ hành hung nhân viên y tế chủ yếu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60% số vụ việc), tiếp đến là bệnh viện tuyến Trung ương (chiếm 20%).

Theo chia sẻ của ThS.BSCKII Phạm Xuân Hiếu - Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện E), công việc ở Khoa Cấp cứu là vất vả nhất, phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhất trong hệ thống các khoa, phòng của bệnh viện. Để ngăn chặn thực trạng này, ông Hiếu cho rằng, cần sự chung tay vào cuộc từ các cơ quan chức năng, các cơ quan thực thi pháp luật, trách nhiệm của các bệnh viện và quan trọng đó cơ quan truyền thông lan tỏa thông điệp về văn hóa ứng xử nơi công cộng.

Còn theo BS Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, tình trạng bạo lực gia tăng khiến đội ngũ y bác sĩ dè chừng, cảm thấy nản. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân. “Đã đến lúc cần phải có những quy định pháp luật đủ mạnh để bảo vệ bác sĩ trong quá trình làm việc” – BS Khanh nói.

Phối hợp đảm bảo an ninh bệnh viện

Ngay sau khi nhận được đề nghị của Bộ Y tế, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Trưởng phòng PC06 công an các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh.

Theo đó, C06 đề nghị Trưởng phòng PC06 công an các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo việc tiếp tục chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng như cảnh báo những phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật tại các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh giúp người dân nâng cao cảnh giác... Cảnh sát khu vực, cán bộ làm công tác cảnh sát khu vực, tăng cường công tác nắm địa bàn, nắm hộ, nắm người; công tác quản lý cư trú tại khu vực bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh. Rà soát, lập danh sách các đối tượng có hành vi lừa đảo, trộm cắp, cướp, cướp giật, gây rối trật tự công cộng, "cò mồi" khám chữa bệnh...

Cảnh sát phản ứng nhanh luôn đảm bảo quân số, phương tiện, công cụ hỗ trợ và tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận các tin báo đến số điện thoại 113, cũng như nhanh chóng, kịp thời điều động cán bộ, chiến sĩ và phương tiện có mặt tại hiện trường để giải quyết xử lý ban đầu có hiệu quả các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh, nhất là các hành vi đe dọa tính mạng, sức khỏe của nhân viên y tế, bác sĩ, cản trở hoạt động khám chữa bệnh và các hoạt động công tác chuyên môn khác của đơn vị.

Trước đó, Bộ Công an và Bộ Y tế đã ký kết Quy chế số 03/QC-BCA-BYT về việc phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Y tế về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội ký kết Quy chế phối hợp số 36/KCB-CSQLHC giữa về bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Dẫu thế, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến các vụ hành hung bác sĩ vẫn tiếp diễn là do chế tài xử phạt quá nhẹ. Nhiều khi hai bên hòa giải, nhận lỗi là xong. Để khắc phục thực trạng này, cần phải xử lý nghiêm minh, có thể chọn một số trường hợp xử công khai để làm gương. Đồng thời, trong xây dựng Luật Khám chữa bệnh sắp tới, cần thiết phải bổ sung nội dung chống bạo hành cán bộ y tế vào trong luật. Cần phải làm rõ khái niệm khi bác sĩ làm việc có phải là đang thi hành công vụ hay không? Nếu bác sĩ là người thi hành công vụ thì phải có các chế tài bảo vệ và xử lý cụ thể. Có như thế mới ngăn chặn được bạo lực hành hung bác sĩ và nhân viên y tế.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho rằng, bảo đảm cho nhân viên y tế yên tâm công tác chính là phương pháp tốt nhất để người bệnh có được sự chăm sóc chu đáo, đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác điều trị.

TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, từ năm 2012 đến nay, Tổng hội Y học Việt Nam đã tổ chức hàng trăm lớp đào tạo cho cán bộ y tế địa phương để trang bị các kỹ năng tự bảo vệ mình. Đã có khoảng 4000 y bác sĩ được tham gia đào tạo, nhưng con số này còn quá nhỏ so với số lượng cán bộ y tế hiện nay.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 04/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV