tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

ĐBQH: Nước quý lắm nhưng ở Việt Nam thì lại phung phí vô cùng

Chia sẻ: 

06/06/2023 - 07:41:00


Việt Nam là một trong những quốc gia phong phú về nguồn nước trên thế giới, tuy nhiên, mùa mưa lại quá dư thừa trong khi mùa khô lại ngày càng khô hạn…
 
 

Chiều 5/6, thảo luận ở tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các đại biểu nêu nhiều ý kiến liên quan đến việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước. Các đại biểu đề xuất nên làm ngắn gọn lại các nguyên tắc chung của luật, thay vì 9 nguyên tắc như hiện nay, có thể thu gọn còn 3 nguyên tắc bao quát.

“Nguyên tắc của luật cần mang tính bao hàm chung, vấn đề lớn, tầm cỡ mới đưa thành nguyên tắc. Theo tôi, ở đây chỉ cần gom lại thành 3 nguyên tắc: thống nhất quản lý nhà nước, xử lý hòa bình các vấn đề liên quan đến nước, gắn bảo an ninh nguồn nước với an ninh quốc gia ở các lưu vực xuyên biên giới”, Phó GS-TS Nguyễn Chu Hồi, đại biểu đoàn Hải Phòng đề xuất.

Theo PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, do cấu trúc lãnh thổ nên chúng ta nằm ở hạ lưu từ miền bắc đến miền nam, do đó chịu tác động rất lớn vấn đề xử lý nguồn nước từ thượng nguồn. Thực tế đã xảy ra và rất phức tạp.

 

Đại biểu Lê Hoài Trung, đoàn Thừa Thiên Huế cũng cho rằng, Việt Nam sử dụng rất lớn nguồn nước liên quốc gia, tuy nhiên các quy định liên quan trong dự thảo luật chưa có và không đầy đủ.

“Các nội dung đề cập đến nguồn nước liên quốc gia được đề cập trong dự thảo luật rất chung chung. Tôi đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu thêm các quyền và lợi ích có thể nảy sinh liên quan đến nguồn nước liên quốc gia cần nêu cụ thể hơn. Khi đã nói đề quyền và lợi ích thì còn liên quan đến các điều ước và thỏa thuận quốc tế. Ban soạn thảo cũng cần nghiên cứu đưa vào”, đại biểu Lê Hoài Trung nêu ý kiến.

 

Theo đại biểu đoàn Thừa Thiên Huế, các quốc gia thượng nguồn dựa lớn vào thủy điện, trong khi vào mùa khô 2/3 lượng nước sinh ra trên dòng sông Mekong là từ nước ngoài. Đây là vấn đề rất khó khăn với Việt Nam về dòng chảy và lưu lượng nước.

Điều tiết nước cần như điều tiết điện

Còn theo đại biểu Nguyễn Khắc Định, đoàn Thái Bình, Việt Nam là một trong những quốc gia phong phú về nguồn nước trên thế giới, hơn rất nhiều so với các vùng như Trung đông rất khó khăn về nguồn nước. Tuy nhiên, nước lại phân phối không đều.

“Tài nguyên nước của chúng ta rất phong phú nhưng không đều về lãnh thổ, khu vực, không đều về thời gian. Mùa mưa thừa nước rất nhiều, có khi gây ngập lụt nhưng đến mùa khô thì khô hạn, không có nước để sản xuất. Rất xót xa! Nước quý lắm nhưng lại lãng phí vô cùng! Lãng phí vì sử dụng, khai thác quá mức và ô nhiễm nghiêm trọng. Những thứ như thế cần phải đặt ra để giải quyết trong luật này”, đại biểu Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu đoàn Thái Bình, việc lãng phí ngoài do thất thoát nước còn do việc ít tái sử dụng nước.

“Mỗi ngày hàng bao nhiêu triệu mét khối nước thải ra, nếu có thể dùng công nghệ tái chế lại để sử dụng thì cực kỳ tốt thay vì khoan, đục, khai thác nguồn nước mới. Theo thống kê, con số nước thất thoát, lãng phí là từ 37-50%. Con số rất lớn”, đại biểu Nguyễn Khắc Định nêu.

“Nước không phải là thứ tài sản trời cho không mà là thứ “hàng hóa” vô cùng giá trị và càng ngày càng có giá trị. Việc này đặt ra cho công tác quản lý là cần điều tiết nước như điều tiết điện. Tài nguyên nước có thể coi như một ngành kinh tế thu lãi lớn chứ không chỉ quản lý nhà nước”, đại biểu đoàn Thái Bình bày tỏ./.

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Chào mừng 30.4 chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 19/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV