tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế 

Chia sẻ: 

06/07/2022 - 14:43:00


Là mảnh đất cố đô lưu giữ kho tàng di sản văn hóa, lịch sử quý báu của dân tộc, trong suốt hơn thập kỷ qua, Huế đã không ngừng đổi mới trong cách gìn giữ và quảng bá những giá trị tốt đẹp ấy, hướng đến hội nhập quốc tế. Festival Huế là một minh chứng điển hình.

 
Quảng bá giá trị văn hóa-lịch sử tốt đẹp của dân tộc đến các thế hệ người Việt cũng như lan tỏa quốc tế là nhiệm vụ quan trọng của những cơ quan, đơn vị, cá nhân làm văn hóa tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đây là bài toán vô cùng nan giải khi xã hội ngày càng đổi mới, xu hướng văn hóa mới du nhập, nếu vẫn giữ cách tuyên truyền cũ kỹ thì sự hao mòn giá trị văn hóa truyền thống chỉ còn là vấn đề thời gian.

Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế
 
Sức hút cực lớn của Festival Huế 2022.
 

Đứng trước thách thức ấy, đòi hỏi các nhà làm văn hóa không ngừng sáng tạo, đổi mới về tư duy và cách làm, áp dụng những phương pháp hiện đại trong việc quảng bá giá trị văn hóa truyền thống.

Hành trình “lột xác” hơn 20 năm qua của Festival Huế đã cho thấy cách làm hiện đại là giải pháp sống còn trong việc lưu giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống.

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống trong hiện đại

Huế là vùng đất tiêu biểu của Việt Nam khi sở hữu trong mình giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Theo “Đại Nam Nhất Thống Chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, Thừa Thiên Huế “là đất Việt Thường thị”. Nơi đây từng là thủ phủ và kinh đô của ba thế lực phong kiến Việt Nam gồm Chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn.

Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế
Nơi âm nhạc, nghệ thuật thăng hoa.

Những di sản văn hóa của Huế không chỉ được nhân dân trong nước biết đến mà còn ghi tên vào danh sách di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh. Quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa vật thể năm 1993. Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2003.

Mộc bản triều Nguyễn được công nhận là di sản tư liệu năm 2009. Châu bản triều Nguyễn được công nhận là di sản tư liệu năm 2014. Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được công nhận là di sản tư liệu năm 2016. Ngoài ra, Huế còn có 2 di sản chung với các địa phương khác là Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngoài những công trình lịch sử đã ghi khắc dấu ẩn linh thiêng, Huế còn nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình và kho tàng di sản văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú.

Tất cả đã làm nên sức hút của Huế với khách du lịch trong nước và quốc tế, di sản văn hóa - lịch sử Huế là phần đặc biệt quan trọng trong kho tàng văn hóa Việt Nam. Gìn giữ, phát huy và quảng bá những giá trị ấy là nhiệm vụ sống còn.

Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế
Festival Huế làm sống dậy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1992, Festival Huế tạo ra dấu ấn lớn với những hoạt động văn hóa và nghệ thuật đặc sắc, trở thành món ăn tinh thần giá trị cho đông đảo nhân dân cả nước và du khách quốc tế, góp phần kích cầu du lịch Huế phát triển.

Từ sau lần đầu tiên ấy, Festival đã được đánh giá là hoạt động văn hóa trọng điểm của mảnh đất kinh kỳ và được tổ chức thường niên. Trải qua những thăng trầm, Festival Huế không ngừng lột xác, tự làm mới mình để thích nghi với thời cuộc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân dân Việt Nam nói riêng và du khách quốc tế nói chung. Đến nay, Festival Huế 2022 đang được đánh giá là kỳ Festival ấn tượng nhất trong suốt hơn hai thập kỷ qua.

Nói về tầm quan trọng của Festival Huế, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã chia sẻ: “Festival Huế bản chất là Festival văn hóa. Từ cuối thập niên 90, khi nghiên cứu và xây dựng mô hình Huế - thành phố Festival, chúng tôi đã tham khảo và nghiên cứu rất nhiều mô hình trên thế giới.

Chúng tôi nhận thấy rằng, thế mạnh lớn nhất của Huế là văn hóa, là di sản. Khai thác các tiềm năng về di sản làm chất liệu cho Festival là điểm quan trọng nhất. Suốt từ đó đến nay, trải qua 11 kỳ Festival, văn hóa luôn là yếu tố quan trọng nhất để khai thác và diễn dương thương hiệu của Huế”.

Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế
Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Festival Huế luôn sử dụng một slogan xuyên suốt là “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”. Hội nhập là đưa những di sản vốn là quá khứ phải hòa nhập và phát huy giá trị trong cuộc sống đương đại. Festival là dịp lý tưởng nhất để Huế quảng bá những di sản đó đến với du khách bốn phương, đặc biệt là du khách quốc tế.

Sự kiện là nơi quảng diễn và hội tụ tinh hoa về văn hóa Huế đến với thế giới, góp phần khẳng định vị trí của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung trong kho tàng văn hóa thế giới. Đây là phương diện đáng tự hào của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Bản hòa ca bốn mùa và hội nhập mạnh mẽ

Từ ngày 25-30/6 vừa qua, tuần lễ trọng điểm nằm trong lễ hội mùa hạ thuộc Festival Huế 2022 được tổ chức thành công, tạo ra hiệu ứng rất tốt, nhất là trong bối cảnh thế giới bước vào thời kỳ bình thường mới sau đại dịch Covid-19.

Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế
Đoàn nghệ thuật quốc tế biểu diễn tại Festival Huế 2022.

Nói về những điểm mới của Festival Huế 2022, ông Huỳnh Tiến Đạt – Giám đốc Trung tâm Festival Huế, cho biết: “Lần đầu tổ chức Festival theo định hướng mới – lễ hội bốn mùa, Ban tổ chức mong muốn Festival tiếp cận được với đông đảo công chúng trong và ngoài nước, nhất là khi 2 năm qua Festival không thể tổ chức do dịch bệnh.

Chúng tôi chọn lọc những gì tinh túy nhất đưa vào tuần lễ trọng điểm này. Mỗi ngày là những hoạt động khác nhau, quảng bá những di sản văn hóa khác nhau, mang đến cho công chúng những món ăn đa dạng và đặc sắc. Trong đó, chuỗi lễ hội đường phố và hoạt động quảng diễn xuyên suốt các ngày là điểm nhấn nổi bật nhất”.

Là Festival đầu tiên tổ chức theo định hướng lễ hội bốn mùa với các hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra quanh năm, cả ngày lẫn đêm, sự thành công của lễ hội mùa hạ đã mở màn cho một chuỗi chương trình ấn tượng, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm lớn.

Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế
Sức hút của Festival Huế 2022.

Tuần lễ Festival Huế 2022 với chuỗi 8 chương trình chính, 34 buổi biểu diễn nghệ thuật tiêu biểu đầy màu sắc và hơn 30 hoạt động hưởng ứng, đồng hành, trưng bày, triển lãm đã diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm tại 11 sân khấu và điểm diễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhiều chương trình, lễ hội chính đã thu hút hàng chục ngàn khán giả như Chương trình Nghệ thuật Khai màn (khoảng 10.000 khán giả); Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hoá” (khoảng 12.000 khán giả), Lễ hội Bia (khoảng 9.000 khán giả); Chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế (khoảng 25.000 khán giả); Chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn (khoảng 6.000 lượt người); Chương trình “Hoàng Cung giao hòa” (khoảng 3.000 lượt người); Đêm Gala Chào Huế (gần 8.000 lượt người).

Đây cũng là dịp Huế quảng bá di sản như áo dài, đặc sắc ẩm thực qua Ngày hội Áo dài cộng đồng Huế 2022 khoảng 8.000 lượt; Lễ hội Ẩm thực “Kinh đô Ẩm thực Huế với bốn phương” 45.000 lượt; Lễ hội “100 món ăn đường phố” khoảng 30.000 lượt.

Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế
Lễ hội đường phố là hoạt động nổi bật của Festival.

Trong công trình hội nhập quốc tế của Festival Huế có sự phối hợp và đồng hành của nhiều đơn vị, trong đó có Bảo tàng mỹ thuật Huế.

Bà Đinh Thị Hoài Trai – Giám đốc bảo tàng, cho biết: “Bảo tàng hợp tác chặt chẽ với Sở Ngoại vụ trong việc giao lưu hợp tác quốc tế và sắp tới đây là chương trình trưng bày triển lãm Kết nối yêu thương, nơi các tác phẩm nghệ thuật của những em không được may mắn. Đây cũng sẽ là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Festival năm nay”.

Bên cạnh đó, Festival đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế và đặc biệt là du lịch. Chỉ trong 1 tuần lễ, Huế đón hơn 1 ngàn khách quốc tế, gần 40 nghìn khách nội địa, doanh thu đạt gần 6 tỷ đồng, doanh thu từ dịch vụ du lịch ước tính đạt 155 tỷ. Hoạt động truyền thông được chú trọng đã góp phần quảng bá sâu rộng văn hóa Huế đến với bạn bè quốc tế.

Các hoạt động giao lưu giữa các đoàn nghệ thuật trong nước và nước ngoài tạo nên mối quan hệ gắn kết bền chặt, là cầu nối mang di sản văn hóa - lịch sử Việt đến với thế giới.

Là người tiên phong mang Festival về Huế, ông Nguyễn Xuân Hoa, Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên-Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Festival Huế, chia sẻ: “Festival Huế đã trở thành thương hiệu quen thuộc với công chúng cả nước. Nếu như lần đầu tiên tổ chức, Festival chỉ tạo nên tiếng vang trong địa bàn Huế thì nay Festival Huế đã nhân rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn quốc và đến với bạn bè quốc tế.

Huế cũng là nơi khởi đầu cho loại hình Festival tại Việt Nam. Di sản với hội nhập và phát triển đã đi sâu vào đời sống người dân. Không chỉ là hội nhập quốc tế mà còn là hội tụ, hội tụ văn hóa, hội tụ giải trí, hội tụ con người tại mảnh đất kinh kỳ này”.

Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế
Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế.

Ông Trần Công Phú, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng khẳng định: “Hoạt động quảng diễn với sự tham gia của đoàn nghệ thuật Việt Nam và các đoàn nghệ thuật nước ngoài là hoạt động quan trọng của Festival Huế năm nay.

Để làm được điều đó, Sở Ngoại vụ Huế đã tích cực làm việc với các cơ quan ngoại giao, tạo cầu nối đưa đoàn nghệ thuật quốc tế đến với Huế. Sự kết hợp ấy đã góp phần tạo nên những màn biểu diễn ấn tượng, những cảm xúc khó quên của Festival Huế 2022".

Di sản văn hóa Huế: Từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập quốc tế
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn – Hoạt động thu hút đông đảo công chúng.

Có thể khẳng định, Huế đang làm rất tốt công tác gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa - lịch sử truyền thống, đưa những giá trị ấy trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân trong bối cảnh hiện đại, không ngừng lan tỏa di sản văn hóa đến với bạn bè quốc tế bởi hội nhập văn hóa là yếu tố quan trọng trong chiến lược hội nhập chung của đất nước.

Theo Báo Quốc tế
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Chào mừng 30.4 chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 20/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV