tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Doanh nghiệp lao đao vì chậm hoàn thuế VAT

Chia sẻ: 

23/08/2022 - 08:40:00


Việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) khiến nhiều doanh nghiệp bị đọng vốn hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng. Thiếu dòng tiền, có doanh nghiệp đã tính đến việc đóng cửa.

Đọng vốn hàng trăm tỷ đồng

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp mới đây, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm cho biết, doanh nghiệp phải nộp thuế VAT ngay, nếu chậm nộp phải phạt hoặc tính lãi nhưng khi xuất khẩu xong, việc hoàn thuế lại quá lâu. Điều này khiến có doanh nghiệp như May Việt Tiến đọng vốn 140 tỷ đồng, May Phương Đông đọng vốn 40 tỷ đồng… Trong thời gian chậm hoàn thuế, doanh nghiệp cũng phải chịu tiền lãi vay ngân hàng.

Nếu ví nguồn tiền như mạch máu của doanh nghiệp, chậm hoàn thuế được ví như “cục máu đông” khiến “sức khỏe” doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đình đốn hoạt động, thậm chí phải đóng cửa.

Chủ một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có xưởng ở Bắc Giang cho biết, doanh nghiệp này đang đọng vốn do chậm hoàn thuế VAT lên tới trên 30 tỷ đồng. Hiện, doanh nghiệp đã phải cắt giảm tối đa chi phí bằng việc không thuê Tổng giám đốc điều hành, đồng nghĩa tiết giảm được 30 triệu đồng tiền lương mỗi tháng. “Nếu tình hình tài chính không cải thiện, chúng tôi dự tính chỉ có thể xuất nốt đơn hàng cuối cùng vào tháng 10 tới rồi đóng cửa, vì cái gì thế chấp được ngân hàng đều đã thế chấp hết”, đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Một doanh nghiệp xuất khẩu có hệ thống chi nhánh trải rộng cả nước cùng chung tình cảnh. Đại diện doanh nghiệp cho biết, mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu trung bình 3 tàu hàng với giá trị khoảng 75 tỷ đồng, trong đó thuế VAT phải nộp là 8%, tương ứng khoảng 6 tỷ đồng. Như vậy, tiền thuế VAT phải nộp khoảng 18 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, “từ quý IV.2021 đến nay, doanh nghiệp chưa được hoàn một đồng nào thuế VAT. Không có dòng tiền, chúng tôi đang rất khó khăn”, đại diện doanh nghiệp xác nhận.

Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa được hoàn thuế liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Đại diện Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, trong hồ sơ để xác minh nguồn gốc hợp pháp khi hoàn thuế, cơ quan thuế yêu cầu ngoài hồ sơ theo quy định của Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (Thông tư 27), chủ rừng phải cung cấp sổ đỏ diện tích khai thác; chứng minh thư nhân dân của chủ sở hữu; đơn xin khai thác được chính quyền địa phương xác nhận. Những quy định này không đúng với Thông tư 27.

Bên cạnh đó, hiện cả nước có khoảng 2 triệu hecta rừng trồng của hơn 1 triệu hộ gia đình quản lý, trong đó có khoảng hơn 60% chưa được cấp sổ đỏ. Như vậy, mặc dù gỗ rừng trồng của người dân là hợp pháp nhưng do không có sổ đỏ nên sẽ không được hoàn thuế theo quy định, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và chủ rừng.

Mặt khác, trong quá trình xác minh, cơ quan thuế yêu cầu rất nhiều thành viên cùng tham gia, bao gồm chủ phương tiện vận chuyển tương ứng biển số xe vận chuyển, chủ rừng, kiểm lâm, địa chính, công an xã, lãnh đạo xã, đại diện cơ quan thuế. Điều này vừa bất cập, vừa kéo dài thời gian xác minh nguồn gốc gỗ. Nếu thiếu một trong các thành viên này sẽ không tiến hành xác minh, đồng nghĩa không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp. Yêu cầu này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu mà chính quyền địa phương cũng không đủ nhân lực để thực hiện, vô hình trung gây ách tắc, thủ tục hành chính rườm rà với doanh nghiệp.

Chậm hoàn thuế VAT, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đọng vốn hàng chục tỷ đồng. Ảnh minh họa: TTXVN
Chậm hoàn thuế VAT, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đọng vốn hàng chục tỷ đồng
Nguồn: TTXVN

Cần tổ chức cuộc họp liên bộ

Theo dõi các chính sách về thuế trong nhiều năm, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính “rất hiểu và chia sẻ” với doanh nghiệp bị chậm hoàn thuế VAT. “Đây là vấn đề xảy ra từ nhiều năm nay và không phải chuyện riêng của một vài nhóm ngành hàng”. Dù vậy, ông Thịnh cho rằng, cần nhìn nhận ở cả hai góc độ là phía cơ quan thuế và doanh nghiệp.

Về phía cơ quan thuế, xuất phát từ thực tế đã có nhiều vụ gian lận trong hoàn thuế VAT gây thất thoát cho ngân sách nên việc siết chặt quy định hoàn thuế là điều cần thiết. Bởi nếu làm sai, chính cán bộ thuế sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. “Nhìn chung, thủ tục này hoàn thuế VAT hiện đã khá chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, minh bạch, bảo vệ doanh nghiệp tuân thủ đúng sẽ không gặp trở ngại”.

Về phía doanh nghiệp, cần làm đến nơi đến chốn, tuân thủ đúng quy định. Trong trường hợp có phát sinh nằm ngoài dự liệu như phải thay đổi xe chở hàng thì phải kịp thời báo cáo cơ quan thuế, tránh trường hợp đến khi cơ quan thuế đi xác minh mới giải trình. “Mấu chốt vẫn là doanh nghiệp phải tuân thủ đúng”, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Dù vậy, vị chuyên gia này cũng thừa nhận, thực tế vẫn có những vấn đề phát sinh. Chẳng hạn, vấn đề về sổ đỏ cho đất rừng trồng. “Trong trường hợp này, doanh nghiệp, hiệp hội cần có ý kiến với các bộ ngành có liên quan để có giải pháp xử lý. Về phía các bộ, ngành, cần sớm phối hợp với nhau để tháo gỡ cho doanh nghiệp”, ông Thịnh lưu ý.

Đây cũng là mong muốn của các doanh nghiệp trong ngành gỗ. Đại diện VIFOREST cho biết: “Chúng tôi rất mong tổ chức cuộc họp liên bộ để làm rõ tính pháp lý của gỗ rừng trồng trong khâu xác minh nguồn gốc khi doanh nghiệp xin cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) cũng như khi hoàn thuế VAT”.

Đại diện doanh nghiệp đề nghị, hồ sơ, giấy tờ liên quan tới việc truy xuất nguồn gốc lâm sản trong quá trình hoàn thuế không quy định khác Thông tư 27. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính cần chỉ đạo các đơn vị liên quan tới truy xuất nguồn gốc gỗ có văn bản hướng dẫn liên ngành để doanh nghiệp thực hiện đúng và thống nhất trên toàn quốc. 

Trong thời gian chưa có hướng dẫn liên ngành, thay vì xác minh đến tận chủ rừng (hay còn gọi là đầu nguồn khai thác) như hiện nay, nên xem xét xác minh vào cuối nguồn (đơn vị xuất khẩu), với yêu cầu có bảng kê ở khâu cuối cùng, có xác nhận nguồn gốc lô hàng là gỗ rừng trồng hợp pháp có sản lượng xuất khẩu đúng với tờ khai hải quan; số lượng và chất lượng đúng với xác nhận của đơn vị giám định; tiền thanh toán của đối tác nước ngoài về tài khoản. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ thì mới xác minh đến chủ rừng.

Theo Đại biểu Nhân dân
Ý kiến bạn đọc
captcha
sinh nhật Bác công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 14/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV