tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022, từ 5,2 - 6,2% 

Chia sẻ: 

20/05/2022 - 16:23:00


 

Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra dự báo 3 kịch bản tăng trưởng tại Hội thảo công bố báo cáo thường niên kinh tế VN 2022.

TS Trần Toàn Thắng - trưởng Ban dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và đầu tư - cho biết dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô 2021 và quý 1/2022, nhóm nghiên cứu đã tính toán và đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay.

Cụ thể kịch bản cơ sở là tốc độ tăng trưởng trong năm nay sẽ đạt 5,7%, kịch bản bích cực là 6,2%. Tuy nhiên, nếu bối cảnh tiêu cực, mức tăng trưởng GDP mà VEPR dự báo sẽ giảm còn 5,2%.

"Nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi nhưng vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại", VEPR đánh giá.

Dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022, từ 5,2 - 6,2% - 1
 

 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 được dự báo ở mức từ 5,2 - 6,2%. (Ảnh minh họa) 

Những cơ sở để VEPR đưa ra những dự đoán trên đó là bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều phức tạp.

Thứ nhất là các rủi ro từ đại dịch, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới mặc dù những diễn biến gần đây cho thấy sự cải thiện trong kiểm soát dịch bệnh toàn cầu. 

Thứ hai là áp lực lạm phát và chi phí sản xuất đang tăng lên rất mạnh.

Thứ ba là rủi ro từ xung đột Nga - Ukraine. Mặc dù các tác động trực tiếp không quá lớn do quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai quốc gia này với Việt Nam khá nhỏ, nhưng các tác động gián tiếp là rất lớn.

Thứ tư là sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục chính sách “zero Covid” với các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt có thể gây căng thẳng cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng, qua đó tác động tới kinh tế Việt Nam.

Thứ năm là sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam so với xu hướng chung toàn cầu có thể làm giảm hiệu quả tác động của các chính sách kích thích kinh tế mà Việt Nam đang kỳ vọng.

Còn theo TS Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - năm nay, kinh tế Việt Nam đối diện nguy cơ lạm phát tăng gấp đôi năm ngoái trở lên, khoảng trên 4%. Thế khó chính sách hiện nay là tăng lãi suất hay không tăng. Tăng lãi suất để siết dòng tiền sẽ kiểm soát được lạm phát, nhưng tăng lãi suất lại kiềm chế tăng trưởng chung của nền kinh tế do vốn cho doanh nghiệp bị siết.

Bên cạnh đó, ông Lực cũng chỉ ra một số lo ngại khác với kinh tế Việt Nam là chất lượng tăng trưởng hai năm vừa qua bị thay đổi, năng suất lao động rất thấp, chỉ tăng khoảng 4-4,5%, thấp hơn nhiều năm trước đó. Trong khi thị trường tài chính, thị trường bất động sản phát sinh quá nhiều vấn đề.

Kinh tế toàn cầu 2022 có thể tăng trưởng 3,6%

Tóm lược bức tranh kinh tế trên toàn cầu trong năm 2021, các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cho rằng, sau những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới đã nỗ lực vượt qua khó khăn. Năm 2021 đánh dấu bước đầu của tăng trưởng kinh tế phục hồi dù tốc độ vẫn còn khá chậm.

Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm 2021 chính là tiêu dùng và thương mại tăng trưởng mạnh hơn dự kiến cho dù lòng tin của người tiêu dùng ở hầu hết các nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Thương mại toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục sau những gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 nhưng chưa thực sự đồng đều. 

Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm 2021 chính là tiêu dùng và thương mại tăng trưởng mạnh hơn dự kiến cho dù lòng tin của người tiêu dùng ở hầu hết các nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Thương mại toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục sau những gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 nhưng chưa thực sự đồng đều. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu cũng phục hồi mạnh mẽ nhưng sự đứt gãy không đều của các chuỗi cung ứng cũng gây ra thách thức không nhỏ. Hoạt động sản. xuất công nghiệp và thị trường lao động cũng bắt đầu mở rộng. Tuy nhiên, lạm phát bắt đầu trở thành hiện tượng toàn cầu.

Thị trường tài chính biến động mạnh, các đồng tiền chủ chốt biến động theo các hướng khác nhau. Nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế được thực thi ở các quốc gia nhưng đại dịch cũng làm cho gánh nặng nợ tăng dần. Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 tăng trường 3,6% thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu. Đồng thời, môi trường địa kinh tế chính trị toàn cầu năm 2022 cũng được dự báo là bất ổn hơn gây ra những khó khăn mới cho nền kinh tế thế giới.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam là sản phẩm trọng điểm của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, được liên tục công bố trong 14 năm qua. Các báo cáo thường niên của Viện tập trung nghiên cứu, phân tích một cách độc lập, dựa trên bằng chứng từ thực tế các vấn đề kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm nghiên cứu và dự báo cho năm tiếp theo. Ngoài ra, các báo cáo cũng nêu bật được thành tựu, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề kinh tế nổi bật và chuyên sâu của Việt Nam.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 có chủ đề: "Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ".

Theo VTCnews
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị kỷ niệm ngày sinh đồng chí nguyễn lương bằng Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 28/03/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV