tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Phát triển điện hạt nhân nhằm bảo đảm an ninh năng lượng

Chia sẻ: 

31/10/2024 - 07:56:00


PGS.TS. Vương Hữu Tấn - nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Luật Điện lực (sửa đổi) với mục tiêu chủ yếu là bảo đảm an ninh điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điện hạt nhân là một trong các dạng điện năng; vì vậy, trong Luật cần có tuyên bố về chính sách liên quan đến phát triển điện hạt nhân ở khía cạnh bảo đảm an ninh năng lượng là chính.

Phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng

Ngày 21.10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tại dự thảo, điểm đáng chú ý về phát triển điện hạt nhân là Nhà nước sẽ độc quyền trong đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong đó, các chính sách phát triển điện hạt nhân gồm: quy hoạch phát triển điện hạt nhân sẽ đồng bộ với quy hoạch phát triển điện bảo đảm mục tiêu an ninh cung cấp điện. Dự án điện hạt nhân là dự án quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, do Nhà nước đầu tư xây dựng và vận hành.

Việc đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định pháp luật khác. Các dự án điện hạt nhân phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng để bảo đảm an toàn cao nhất.

 

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định tùy thuộc tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ và dự án cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đặc thù.

Công nghệ và an toàn nên quy định trong Luật Năng lượng nguyên tử

Qua nghiên cứu các quy định về chính sách được đề xuất cho phát triển điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), xin có một số ý kiến góp ý như sau.

Thứ nhất, Luật Điện lực với mục tiêu chủ yếu là bảo đảm an ninh điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điện hạt nhân là một trong các dạng điện năng. Vì vậy, trong Luật Điện lực (sửa đổi) cần có tuyên bố về chính sách liên quan đến phát triển điện hạt nhân ở khía cạnh bảo đảm an ninh năng lượng là chính.

Cụ thể, Việt Nam có xem điện hạt nhân là một dạng điện năng nền bảo đảm an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống điện quốc gia phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội không? Điện hạt nhân sẽ được phát triển với một tỷ lệ hợp lý như thế nào trong cơ cấu cung ứng điện năng của quốc gia?

 

Thứ hai, các vấn đề về công nghệ và an toàn điện hạt nhân sẽ được quy định trong Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi (dự kiến trình Quốc hội năm 2026). Đây là luật chuyên ngành điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đầu tư, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ khi hết hạn sử dụng và các vấn đề quản lý an toàn, an ninh hạt nhân, ứng phó sự cố, thanh sát hạt nhân và bồi thường hạt nhân, quản lý pháp quy hạt nhân... trong sử dụng điện hạt nhân. Do đó, trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) không cần thiết phải đề cập đến các nội dung này.

Thứ ba, Nhà nước có nên độc quyền đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân không? Vấn đề này cần có các nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để làm rõ thêm.

Theo kinh nghiệm, trong thời kỳ ban đầu vào thập niên 1950 - 1970, đa số các nước đi vào phát triển điện hạt nhân còn có mục tiêu nâng cao tiềm lực quốc gia về quốc phòng an ninh nên Nhà nước cần phải độc quyền.

Việt Nam đã ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, cấm thử hạt nhân toàn diện và cũng đã ký Hiệp ước Thanh sát, Nghị định thư bổ sung với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Do đó, Chương trình phát triển điện hạt nhân của nước ta chỉ phục vụ mục đích hòa bình. Vì vậy, công trình nhà máy điện hạt nhân của chúng ta thuần túy chỉ có ý nghĩa về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, không khác gì các công trình năng lượng khác ngoài các yêu cầu về an toàn, an ninh hạt nhân để bảo đảm an toàn cho con người và môi trường. Nếu Nhà nước độc quyền đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân thì không thể huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, làm tăng gánh nặng đầu tư công khi phát triển điện hạt nhân trong khi nguồn lực của nước ta còn hạn chế.

Kinh nghiệm tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) trong đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân với Liên bang Nga. Điều này giúp Thổ Nhĩ Kỳ không phải lo về tài chính cũng như quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng - những vấn đề mà các nước còn đang có nhiều ý kiến tranh cãi khi phát triển điện hạt nhân.

 

Do đó, rất mong các đại biểu Quốc hội xem xét để đưa các chính sách nào thực sự cần thiết vào trong Luật Điện lực (sửa đổi) về phát triển điện hạt nhân, bảo đảm an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống lưới điện quốc gia cũng như tháo gỡ khó khăn về đầu tư và thu xếp tài chính cho các dự án điện hạt nhân trong tương lai ở nước ta.

Theo ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 07/12/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV