tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Sinh viên nhiều nước nợ nần ngập đầu vì học đại học

Chia sẻ: 

11/04/2022 - 20:52:00


Nhiều sinh viên các nước như Anh, Mỹ phải vay nợ để đi học và tốt nghiệp với khoản nợ khổng lồ trên vai.

Nếu năm 1985, sinh viên Mỹ chỉ cần 20.000 USD để học đại học, đến nay, chi phí tương ứng là 100.000 USD, tức tăng vọt gấp 5 lần chỉ trong chưa đến 40 năm.

Hiện tại, tổng khoản nợ sinh viên ở Mỹ ở mức 1,5 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng. Đây là điều dễ hiểu với chi phí học đại học ngày càng tăng cao.

“Với mức phí như hiện nay, chỉ con nhà giàu mới có thể học đại học mà không gánh nợ. Số thanh niên còn lại phải vay nợ hoặc từ bỏ con đường đại học”, Student Debt USA nhận định.

Khoản nợ sinh viên ở Mỹ đang tăng cao kỷ lục

44 triệu người Mỹ gánh nợ sinh viên

Khi thị trường lao động phổ thông ngày càng thu hẹp, sự cạnh tranh ngày khốc liệt và kiểu làm công ăn lương gần như biến mất, nhiều người cảm thấy họ không còn lựa chọn nào khác ngoài vay nợ để cố kiếm lấy tấm bằng đại học.

Truyền thông Mỹ thường đưa về cuộc khủng hoảng nợ sinh viên leo thang. Điều này không khó hiểu khi đây là mối quan tâm của nhiều người, thậm chí không ít người gần đến tuổi nghỉ hưu vẫn còn khoản nợ sinh viên chưa trả xong.

Thực tế, theo CNBC, năm 2006, tổng nợ sinh viên ở Mỹ là 517 tỷ USD. Nhưng đến năm 2019, con số tăng lên 1,5 nghìn tỷ USD và cả nước có khoảng 44 triệu cựu sinh viên gánh nợ từ thời đại học.

Trong số những người vay nợ, khoảng 7 triệu người vỡ nợ. Và cùng với việc người trẻ rơi vào tình trạng nợ nần ngập đầu vì đại dịch, 40% trong số đó là cựu sinh viên vỡ nợ.

Còn theo Earnest, học phí tăng đồng nghĩa số nợ sinh viên tăng. Thống kê cho thấy trung bình sinh viên ở Mỹ tốt nghiệp đại học với khoản nợ 37.172 USD, tăng 20.000 USD so với 13 năm trước.

Hệ thống cho vay vốn sinh viên quy định thời hạn trả khoản nợ vay từ chính phủ liên bang là 10 năm. Sinh viên có các lựa chọn trả nợ khác nhau tùy thuộc vào thu nhập thực tế sau khi tốt nghiệp.

Song tình hình chung, nếu đã vay tiền để học, ra trường, họ sẽ phải trả nợ hàng tháng. Số tiền cần trả tương đối lớn so với lương của họ. Sự chênh lệch này phần nào khiến 10% số người đi vay chịu nợ quá hạn hoặc vỡ nợ.

Việc nợ sinh viên ngày càng tăng trong khi mặt bằng lương gần như không được nâng lên trong khoảng 40 năm qua gây ra những thách thức nghiêm trọng mà Mỹ đang loay hoay tìm cách giải quyết nhưng xem chừng vẫn bế tắc.

Sinh viên Anh biểu tình vì học phí đắt đỏ và khoản nợ sinh viên tăng cao

Sinh viên nước khác cũng “nợ như chúa Chổm”

Theo Student Debt USA, Mỹ chắc chắn không phải là nước duy nhất tồn tại nợ sinh viên. Dù vậy, nước này đứng nhất về tổng khoản nợ. Lý do chủ yếu là các đại học ở Mỹ cần tăng học phí để trang trải chi phí hoạt động. Ở nhiều nước khác, học phí được giới hạn ở tỷ lệ nhất định hoặc thậm chí, sinh viên không cần đóng học phí.

Còn ở nước không có chính sách miễn học phí như Anh, vấn đề nợ sinh viên cũng gây đau đầu không kém Mỹ. Theo Quốc hội nước này, mỗi năm, khoảng 1,5 triệu sinh viên cần vay nợ để trả học phí và trang trải chi phí sinh hoạt. Số tiền cho vay lên đến 20 tỷ bảng Anh. Tính đến cuối tháng 3/2021, giá trị dư nợ đạt 141 tỷ bảng Anh.

Chính phủ dự báo đến giữa thế kỷ 21, dư nợ lên đến 560 tỷ bảng Anh nếu tính theo giá cả năm 2019-2020. Trung bình, những người tốt nghiệp năm 2020 và phải vay vốn sinh viên nợ khoảng 45.000 bảng/người.

Chính phủ cũng chỉ kỳ vọng 25% sinh viên đại học hiện tại có vay nợ sẽ trả được hết khoản nợ đã vay.

Cơ cấu trả nợ sinh viên của Anh khác Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, họ bắt đầu trả nợ khi kiếm được hơn 2.143 bảng/tháng. Khi đạt mức thu nhập tối thiểu này, mỗi tháng, họ trích phần trăm lương để trả nợ. Ví dụ, một người kiếm 2.500 bảng/tháng, tháng đó, họ cần dành 32 bảng trả khoản vay hồi học đại học. Quy định này giúp người vay đủ khả năng trả nợ khi mới bắt đầu đi làm.

Lãi suất tối đa tổng tỷ lệ lạm phát cộng 3%, tùy theo thu nhập của người vay. Tỷ lệ lạm phát ở Anh hiện tại 3,3%, tức lãi suất tối đa là 6,3%. Khoản nợ cùng lãi suất được trừ trực tiếp vào lương.

Nếu sau 30 năm, cựu sinh viên không trả hết, khoản nợ được xóa bỏ. Theo ước tính, khoảng 3/4 người vay tiền để học đại học ở Anh không thể trả hết khoản nợ trong vòng 30 năm.

Tại Canada, theo Reviewlution, khoảng 50% sinh viên vay nợ để học đại học. Đến nay, 1,7 triệu sinh viên vay vốn với tổng khoản nợ lên đến 18 tỷ CAD. Trung bình, trong số những sinh viên phải vay nợ, mỗi người vay hơn 26.000 CAD. Sinh viên ngành Y có khoản nợ lớn nhất.

Chính phủ Canada tiến hành xóa nợ cho cựu sinh viên nếu không trả hết trong vòng 15 năm. Nhờ Chương trình Hỗ trợ Hoàn trả Khoản vay Sinh viên Quốc gia, chính phủ sẽ trả nốt phần nợ còn dư. Ngoài ra, nước này còn có các chương trình giảm nợ để hạn chế sức ép nợ nần lên sinh viên.

Sinh viên Thụy Điển cũng phải đi vay dù hưởng nền giáo dục miễn phí. Tuy nhiên, khoản nợ thấp hơn sinh viên ở Mỹ khoảng 45%, tức tương đương 19.000 USD.

Sinh viên nước này thường vay vốn để trang trải chi phí ăn ở trong lúc học đại học. Để hỗ trợ người học phần nào, Thụy Điển còn có chính sách trợ cấp chi phí sinh hoạt cho sinh viên nhằm giảm bớt số lượng sinh viên phải làm thêm để có tiền học hành.

Theo Zing
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 03/05/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV