tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Thành công của 2 kỳ họp bất thường khẳng định bản lĩnh của Quốc hội

Chia sẻ: 

14/02/2023 - 15:28:00


Ngày 14/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc Tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV.

 

Thành công của 2 kỳ họp bất thường khẳng định bản lĩnh của Quốc hội
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tại phiên họp.

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, kỳ họp bất thường lần thứ 2 mặc dù diễn ra trong 4 ngày vào thời điểm ngay sau Tết Dương lịch và kỳ họp bất thường lần thứ 3 diễn ra trong 0,5 ngày sát Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 nhưng với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với những kết quả đạt được rất quan trọng.

Theo đó, Quốc hội đã xem xét, thông qua 1 Luật, 3 Nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Các nội dung được Quốc hội xem xét, quyết định góp phần tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và các năm tiếp theo.

Ông Cường cho rằng, thành công của 2 kỳ họp bất thường tiếp tục khẳng định bản lĩnh, quyết tâm chính trị của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc trước những vấn đề cấp bách, cần xử lý ngay của đất nước, sự nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích của cử tri và nhân dân. Đồng thời thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, xuyên suốt, kịp thời của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của toàn hệ thống chính trị; sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, khẩn trương của các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ và các cơ quan hữu quan; sự tích cực, chủ động, tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hội; sự theo dõi, giám sát và chia sẻ của cử tri, nhân dân cả nước; sự tham gia, đưa tin kịp thời, chính xác của các cơ quan thông tấn, báo chí.

Khái quát lên về những kết quả của 2 kỳ họp, ông Cường cho biết, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Đây là nội dung rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền khám bệnh, chữa bệnh của người dân, công tác quản lý, sự phát triển trước mắt và lâu dài của ngành y tế, nên đã được Quốc hội xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, toàn diện tại 3 kỳ họp. Các vị đại biểu Quốc hội đã phân tích thấu đáo, kỹ lưỡng các vấn đề quan trọng tác động trực tiếp đến việc bảo đảm sức khỏe cho nhân dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo sát sao các cơ quan có liên quan nghiên cứu giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đầy đủ, thuyết phục. Việc Quốc hội thông qua luật sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng; phát triển dịch vụ y tế bảo đảm hiệu quả, hội nhập với quốc tế; lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của công tác quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nội dung lớn, mới, khó, phức tạp, chưa có tiền lệ và được xây dựng lần đầu theo quy định của Luật Quy hoạch, nên đã được Quốc hội dành thời gian thỏa đáng để thảo luận. Hồ sơ tài liệu được chuẩn bị công phu với khối lượng thông tin phong phú, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất trong hệ thống quy hoạch… Sau khi xem xét, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đã xác định rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch. Đây là cơ sở, căn cứ để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

Quốc hội cũng đã xem xét, thảo luận kỹ lưỡng và thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024 nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn bình thường mới; xử lý được tình trạng tồn đọng trong việc gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hiện nay.

Về công tác nhân sự, tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội đã xem xét, quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu đối với 2 đại biểu Quốc hội, phê chuẩn việc miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Trần Hồng Hà và ông Trần Lưu Quang. Tại kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội đã xem xét, quyết định việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. Công tác nhân sự tại 2 kỳ họp được tiến hành thận trọng, chặt chẽ, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, bảo đảm quy trình, thủ tục chặt chẽ theo quy định, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, đạt được sự thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, thời gian tới các bộ ngành cần phản ánh chính sách linh hoạt hơn, đánh giá đầy đủ các tác động để tạo cơ sở cho các cơ quan thẩm tra. “Như báo cáo đánh giá tác động, chọn phương án nào thì nghiêng đánh giá ưu điểm về phương án đó, ưu nhiều hơn khuyết. Còn các phương án khác đánh giá mờ nhạt”-ông Phương nhìn nhận.

Từ đó, ông Phương kiến nghị, cần xác định làm chính sách để đánh giá thi đua cho các bộ, vì làm chính sách là nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ số một của các bộ ngành. Trong quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước cần bố trí thời gian để các cơ quan thảo luận thấu đáo hơn vì cái khó có nhiều ý kiến khác nhau, và Chính phủ cần rút kinh nghiệm vấn đề này. Bởi hiện đang có tâm lý cái gì đang làm thì không gửi tài liệu, sợ bị “soi” kỹ quá. Cho nên cần đồng hành và gửi tài liệu sớm từ lúc xây dựng chính sách chứ sát nút, muộn quá mới gửi thì không thể đồng hành chia sẻ được.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, hiện Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo các bộ ngành các nội dung để chuẩn bị trình tại kỳ họp thứ 5 tới để làm sao chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo chất lượng và thời gian trình.

Về việc chậm gửi tài liệu, ông Sơn cho hay Chính phủ xin rút kinh nghiệm trong chuẩn bị các nội dung trình. Trong đó có nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình thảo luận còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục