tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Vì sao nước suối tại Côn Sơn ngày càng khan hiếm?

Chia sẻ: 

06/10/2022 - 16:53:00


Theo khảo sát của các nhà khoa học, dòng suối Côn Sơn đã bị suy giảm nhiều trong khoảng 20 năm trở lại đây, hiện ngày càng trở nên khan hiếm, đặc biệt vào mùa khô…

 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tin được công bố tại Hội thảo khoa học "Nghiên cứu đề xuất giải pháp duy trì dòng chảy suối Côn Sơn thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc” vừa diễn ra tại Hải Dương.

Nhóm thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất giải pháp duy trì dòng chảy suối Côn Sơn thuộc khu di tích Đền thờ Nguyễn Trãi tỉnh Hải Dương" đã đánh giá, phân tích hiện trạng về dòng chảy suối Côn Sơn và đưa ra giải pháp khôi phục lại dòng suối.

Suối Côn Sơn có chiều dài khoảng 5 km nằm giữa khu vực núi Côn Sơn và núi Ngũ Nhạc, sau đó chảy về hồ Côn Sơn. Trước kia, suối chảy quanh năm nhưng gần đây do biến đổi về địa chất, môi trường, nguồn nước suy giảm nên dòng suối không được duy trì thường xuyên.

Theo khảo sát, dòng suối Côn Sơn đã bị suy giảm nhiều trong khoảng 20 năm trở lại đây. Hiện nay, suối hầu như không có dòng chảy vào mùa khô, còn vào mùa mưa, chỉ khi mưa lớn mới có dòng chảy.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, có 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu khiến suy giảm nguồn nước ở suối Côn Sơn, trước hết do mực nước ngầm suy giảm khoảng 40m ở các vùng xung quanh dãy núi Côn Sơn, núi Ngũ Nhạc.

Theo khảo sát của Viện Khoa học địa chất khoáng sản, lượng mưa trung bình năm không có nhiều khác biệt, nhưng khảo sát thực địa cho thấy, độ sâu của các giếng khoan trong những năm qua ngày càng tăng. Nếu như năm 1993 chỉ cần khoan sâu 20m hiện nay có nơi phải khoan sâu tới hơn 70m mới có nước.

Ngoài ra, với sức ép gia tăng dân số địa phương, sự phát triển của công, nông nghiệp nên người dân đã sử dụng nguồn nước ngầm nhiều hơn cho tưới tiêu và sinh hoạt, phần nào khiến mực nước ngầm bị hạ thấp. Mặt khác, những đứt gãy về địa chất cũng tạo nên các bậc thác có độ cao 2-3m đã khống chế sự hình thành suối.

Bên cạnh đó, có nguyên nhân do thảm phủ thực vật suy giảm 17% so với giai đoạn trước ảnh hưởng đến việc không đủ giữ và cung cấp nước ngầm cho toàn bộ khu vực.

Để duy trì dòng chảy suối mà vẫn giữ được nguyên gốc của cảnh quan, môi trường di tích, về lâu dài, các nhà khoa học đề xuất nhiều giải pháp. Đó là tái tạo thảm phủ thực vật; sử dụng nguồn nước mặt thay thế khai thác nước ngầm; khôi phục mực nước ngầm; xây dựng các chủ trương, chính sách, giải pháp khoa học; tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về bảo vệ rừng và nguồn nước ngầm; xây dựng ao điều tiết nước ở thượng nguồn…

Trước mắt, để tạo dòng chảy của suối Côn Sơn đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của người dân nhất là trong 2 dịp lễ hội mùa Thu và mùa Xuân hàng năm, các nhà khoa học đề xuất đưa nước lên thượng nguồn để nước chảy xuống dưới suối; trám bịt những khe nứt dọc suối hạn chế tổn thất nước; xây dựng đập ngầm trên suối giữ nước và bổ sung nước ngầm; nước chảy trên suối bị giữ lại bởi đập ngầm sẽ thu về hồ bán nguyệt (nguồn cấp) nhằm tái tạo, tiết kiệm nước.

Về phía tỉnh Hải Dương, từ năm 2013, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí, đặt hàng đề tài cấp tỉnh về nghiên cứu lưu trữ nguồn nước và duy trì dòng chảy cho suối Côn Sơn. 

Theo VnEconomy
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Chào mừng 30.4 chiến thắng điện biên phủ Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 20/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV